Ưu điểm và nhược điểm ngành Y học Cổ truyền
Ngành Y sĩ Y học cổ truyền Việt Nam đã tồn tại hàng trăm năm và có nhiều thành tựu đã được ghi vào sử sách. Đặc biệt, trong những năm gần đây, Y học cổ truyền đã có đóng góp rất lớn cho việc thăm khám và chữa bệnh trong hệ thống y tế hiện nay. Kéo theo đó, là phương pháp được rất nhiều người bệnh quan tâm khi việc điều trị không chỉ đơn giản sử dụng mỗi Tây y, đặc biệt vô cùng hiệu quả và phù hợp cho các loại bệnh mãn tính. Đây là một trong những ngành học thú vị với vô số kiến thức về y học đồng thời mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp và khởi nghiệp trong tương lai. Chính vì những yếu tố hấp dẫn đó đã tạo ra sự quan tâm vô cùng lớn của đông đảo phụ huynh và học sinh với ngành Y sĩ Y học cổ truyền. Đặc biệt, trong tình hình đại dịch vừa qua như là một yếu tố tác động để mang đến nhận thức về tầm quan trọng của sức khỏe đối với mỗi người từ đó ngành học này liên tục đủ chỉ tiêu tuyển sinh do số lượng đăng ký tăng đột biến.
Y học cổ truyền đã có đóng góp rất lớn cho việc thăm khám và chữa bệnh trong hệ thống y tế hiện nay.
Cách Chẩn Đoán Bệnh Y Học Cổ Truyền
Theo VIỆN HÀN LÂM Y HỌC - Y học phương Tây có những phương pháp kiểm tra sức khỏe người bệnh như xét nghiệm, siêu âm, nội soi, X-quang… Trong khi đó, y học cổ truyền lại có thể chẩn đoán được bệnh bằng các phương pháp ngoại quan tứ chuẩn.
Tứ chẩn là 4 phương pháp chẩn đoán dựa trên triệu chứng lâm sàng của y học cổ truyền bao gồm:
Vọng chẩn:
Đây là phương pháp nhận biết và xác định bệnh thông qua việc tìm hiểu hoàn cảnh, điều kiện sống và dấu hiệu nhận biết của người bệnh. Việc quan sát bên ngoài sẽ giúp bác sĩ y học cổ truyền biết được tình hình bệnh tật trong cơ thể phản ánh ra ngoài. Y học cổ truyền thường chú trọng đến việc xem xét các bộ phận ở mặt, mắt, lưỡi… do những bộ phận này có mối liên hệ với phủ tạng bên trong.
Văn chẩn:
Việc chẩn đoán sẽ được nhận định thông qua cách cung cấp thông tin của người bệnh. Bác sĩ sẽ chú ý đến những tính chất về âm thanh của người bệnh như tiếng thở, tiếng ho, tiếng rên… từ người bệnh.
Vấn chẩn:
Phương pháp này chẩn đoán bệnh dựa trên việc thu thập các câu trả lời về thói quen sinh hoạt hằng ngày, chế độ ăn uống, tâm sinh lý… Việc hỏi người bệnh là 1 yếu tố hết sức quan trọng để nhận được những thông tin về tiền sử bệnh, diễn tiến bệnh từ lúc khởi bệnh đến lúc thăm khám, đồng thời để hoàn thiện thông tin đã chẩn đoán trước đó.
Y học cổ truyền thường chú trọng đến việc xem xét các bộ phận ở mặt, mắt, lưỡi… do những bộ phận này có mối liên hệ với phủ tạng bên trong.
Thiết chẩn:
Đây là phương pháp bác sĩ dùng dụng cụ hỗ trợ kèm theo để khám. Bác sĩ có thể sờ nắn để xem vị trí và tính chất của bệnh, thường xem tại da, thịt, tay chân và bụng hoặc cũng có thể xem mạch.
Song song với tứ chẩn, y học cổ truyền cũng cần kết hợp thêm những chẩn đoán cận lâm sàng của y học hiện đại như xét nghiệm máu, xét nghiệm hình ảnh các cơ quan trong cơ thể. Sự kết hợp giữa y học hiện đại và y học cổ truyền ngày càng được áp dụng phổ biến khi chẩn đoán và điều trị bệnh.
Những Ưu Điểm Và Nhược Điểm Ngành Y Học Cổ Truyền
Ưu điểm ngành Y học Cổ truyền
- Hạn chế tác dụng phụ: Các phương pháp, nguyên liệu y học cổ truyền sử dụng trong việc chẩn đoán và điều trị cho người bệnh thường có tính an toàn rất cao. Các loại thuốc chủ yếu là những nguyên liệu đến từ thiên nhiên như quả, hoa, thân cây, rễ cây, lá cây… Nhờ đó sẽ hạn chế được tác dụng phụ đối với cơ thể người bệnh.
- Điều trị hiệu quả: Y học cổ truyền có thể giúp mang lại hiệu quả cho người bệnh trong việc điều trị bệnh mãn tính, do tính chất bệnh cần được điều trị lâu dài mà hạn chế tác dụng phụ. Bên cạnh đó, y học cổ truyền không chỉ điều trị được bệnh mà còn giúp bổ sung dưỡng chất, mang lại tác dụng làm đẹp.
Nhươc điểm ngành Y học Cổ truyền
- Thời gian tác dụng chậm: Các loại thuốc uống trong y học cổ truyền tuy mang lại hiệu quả nhưng tác dụng thường đến chậm, không nhanh như Tây y. Ngoài ra, quá trình bào chế thuốc thường khá kỳ công và tốn thời gian. Các loại thuốc trong y học cổ truyền thường có mùi nặng và khá khó uống đối với người bệnh chưa quen.
- Nguồn nhân lực y học cổ truyền còn thấp: Bác sĩ y học cổ truyền sau khi học xong phải trải qua một quá trình học hỏi lâu dài, tích lũy kinh nghiệm, thử nghiệm mới được hành nghề. Hiện nay y học cổ truyền vẫn chưa phát triển nhiều về số lượng cơ sở khám, chữa bệnh cũng như chất lượng nhân viên y tế và hiểu biết của người bệnh.
Các Phương Pháp Điều Trị Y Học Cổ Truyền
Phương pháp châm cứu:
Đây là phương pháp đòi hỏi bác sĩ y học cổ truyền phải nắm rõ hệ thống kinh mạch và huyệt trên cơ thể con người. Huyệt, kinh mạch, phủ tạng trong cơ thể có liên hệ mật thiết với nhau nên bác sĩ sẽ châm cứu vào huyệt tương ứng với phần cơ thể gặp vấn đề.
Phương pháp uống thuốc:
Thuốc trong y học cổ truyền được chia làm hai loại thuốc là thuốc Nam và thuốc Bắc. Thuốc Bắc là thuốc có nguồn gốc từ Trung Quốc được nghiên cứu và phát triển phù hợp với người Việt. Thuốc Nam được nghiên cứu thành các vị thuốc ở Việt Nam, phát triển từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Các phương pháp điều trị trong Y học Cổ truyền
Phương pháp xoa bóp:
Giống như phương pháp châm cứu, nhưng bác sĩ y học cổ truyền sẽ dùng tay xoa bóp vào các huyệt đạo trên cơ thể người bệnh thay vì dùng kim châm. Tuy nhiên tác động và sự chuẩn xác của phương pháp này không cao như châm cứu. Do đó, phương pháp này thường được áp dụng cho các vấn đề sức khỏe bên ngoài cơ thể người bệnh.
Cơ Hội Nghề Nghiệp Ngành Y Học Cổ Truyền
Trong bối cảnh hiện nay chọn học ngành Y sĩ Y học cổ truyền có rất nhiều thuận lợi, bởi dù Y học hiện đại mang đến sự phát triển vượt bậc nhưng cũng không thể làm giảm đi được sức hút của YHCT, ngày càng được chú trọng phát triển. Sự kết hợp giữa y học hiện đại và y học cổ truyền ngày càng được áp dụng phổ biến khi chẩn đoán và điều trị bệnh. nhất là phương pháp châm cứu và thuốc Đông y. Ngoài ra, ngành Y sĩ Y học cổ truyền phương Đông đang được các quốc gia phương Tây tìm hiểu, nghiên cứu để điều chế các thuốc, dược phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên theo phương pháp chữa bệnh của người phương Đông từ xa xưa. Chính vì vậy, cơ hội của các bạn theo học ngành này là rất lớn.
Sự kết hợp giữa y học hiện đại và y học cổ truyền ngày càng được áp dụng phổ biến khi chẩn đoán và điều trị bệnh. nhất là phương pháp châm cứu và thuốc Đông y
Sinh viên tốt nghiệp Y Sỹ Y Học Cổ Truyền đem đến nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp như:
- Làm việc tại các bệnh viện Y học cổ truyền, làm việc tại khoa Y học cổ truyền của các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện hoặc tại các phòng y tế….
- Làm việc tại Bộ Y tế, trường Đại học, cao đẳng Y, các viện nghiên cứu chuyên ngành y học cổ truyền, trung tâm y tế cổ truyền, các trung tâm y tế, các dự án và các cơ sở y tế khác liên quan đến y tế cổ truyền.
- Nếu tốt nghiệp với bằng cấp tốt, năng lực chuyên môn và các kỹ năng mềm cần thiết có thể sẽ được Nhà Trường giữ lại làm công tác giảng dạy tại Trường.
- Có thể tham gia vào nghiên cứu khoa học, nghiên cứu phương pháp kế thừa và phát triển ngành Y học cổ truyền, hướng dẫn và truyền đạt cho các thế hệ tương lai.
- Mở kinh doanh phòng khám: Với những kiến thức và những kinh nghiệm đã được nhà trường đào tạo cũng như kỹ năng chăm sóc, điều trị khám chữa bệnh, kê đơn, bốc thuốc, điện châm, châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt… thì hoàn toàn có thể thực hiện được việc này.
- Ngoài ra, có thể tham gia công tác phòng bệnh, tổ chức chương trình chăm sóc sức khỏe bằng Y học cổ truyền, phát hiện và xử lý bệnh cấp cứu..tại phường xã hay tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học lĩnh vực Y học cổ truyền.