CÔNG NGHỆ Y DƯỢC VIỆT NAM

Chương trình

Cao đẳng    7  Trung cấp    5  Ngắn hạn    7 

Nhóm ngành

Y Dược Học    12  Chăm sóc sắc đẹp    6  Wellness sức khỏe và tinh thần    4 

Trường

Trường Cao Đẳng Công Nghệ Y - Dược Việt Nam    14  Trường Trung Cấp Công Nghệ Y Khoa Trung Ương    6  Trường Cao Đẳng Công Nghệ Ngoại Thương Trường Trung Cấp Ngoại Thương

Bảng tin

Thông báo Thông tin
Thông tin tuyển sinh ngành Y

CAO ĐẲNG Y SĨ ĐA KHOA

Y sĩ đa khoa bậc CAO ĐẲNG duy nhất tại VN

Y SỸ Y HỌC CỔ TRUYỀN (Đông Y)

Chương trình danh giá bậc nhất hiện nay

CAO ĐẲNG DƯỢC

Cao Đẳng Dược Chính Quy

Y SĨ ĐA KHOA - BẬC CAO ĐẲNG

Ngành liên thông trực tiếp lên bác sĩ y khoa

CAO ĐẲNG ĐIỀU DƯỠNG

Cao đẳng ngành điều dưỡng chính quy

Phục Hồi Chức Năng

Đào tạo chuyên viên Phục Hồi Chức Năng

CAO ĐẲNG Y SĨ ĐA KHOA

Chương trình vừa mới ban hành 2023

CAO ĐẲNG Y SĨ ĐA KHOA

Chương trình đầu tiên và duy nhất tại VN

CHĂM SÓC SẮC ĐẸP

Cao đẳng ngành chăm sóc sắc đẹp

Y SĨ ĐÔNG Y

Nghề danh giá bậc nhất hiện nay

XÉT NGHIỆM Y HỌC

Ngành kỹ thuật xét nghiệm Y học

Quản lý nhà nước và những điều tuyệt vời chưa biết

Trước tình hình hội nhập kinh tế diễn ra vô cùng mạnh mẽ, giới trẻ phần đông chạy theo trào lưu để theo đuổi những ngành kinh tế, những doanh nghiệp tư nhân có tiếng và thậm chí là tìm kiếm giấc mơ sự nghiệp từ các công ty nước ngoài. Do đó, Mặc dù ngành Quản lý nhà nước đã tồn tại từ lâu nhưng khi nhắc tới mọi người đều cảm thấy khá mới mẻ. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của đất nước trong mọi lĩnh vực, nhu cầu nhân sự ngành Quản lý Nhà nước cũng ngày một tăng cao. Điều này tạo ra nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho các sinh viên ngành Quản lý Nhà nước.

Cùng với sự phát triển của đất nước trong mọi lĩnh vực, nhu cầu nhân sự ngành Quản lý Nhà nước cũng ngày một tăng cao

Ý nghĩa Của Ngành Quản Lý Nhà Nước

Học ngành Quản lý nhà nước Với mục đích chính là giúp các cơ quan nhà nước có nhân lực quản lý chuyên nghiệp, có hệ thống làm việc trật tự, ổn định và phát triển xã hội theo những mục tiêu để ra.

Quản lý nhà nước được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm toàn bộ hoạt động của cả bộ máy nhà nước từ lập pháp, hành pháp đến tư pháp vận hành như một thực thể thống nhất. Theo nghĩa hẹp là hướng dẫn chấp pháp, điều hành, quản lý hành chính do cơ quan hành pháp thực hiện bảo đảm bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước.

Chủ thể quản lý nhà nước là cơ quan hay cá nhân có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để quản lý. Pháp luật là công cụ chủ yếu của quản lý nhà nước. Đối tượng quản lý nhà nước là các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong một quốc gia, là sinh hoạt, đời sống của xã hội diễn ra trên từng lĩnh vực.

Nhà nước trong quan niệm hiện đại là tổ chức đặc biệt của xã hội, bao gồm một lớp người được tách ra từ xã hội để chuyên thực hiện quyền lực, nhằm tổ chức và quản trị xã hội phục vụ lợi ích chung của toàn xã hội cũng như lợi ích của lực lượng cầm quyền trong xã hội. Nhà nước là sản phẩm của sự phát triển xã hội, nhà nước sinh ra từ xã hội, xã hội là nền tảng, là cơ sở tồn tại và phát triển của nhà nước. Bất kỳ nhà nước nào ra đời, tồn tại và phát triển cũng đều có hai vai trò, chức năng cơ bản: chức năng quản trị và chức năng xã hội (hay chức năng phục vụ). Đồng thời, Nhà nước còn có vai trò là chủ thể quản trị xã hội, duy trì sự tồn tại và phát triển xã hội. Như vậy, vai trò của Quản lý nhà nước  là vai trò cố hữu, cơ bản, chủ yếu của nhà nước.

Ngành Quản lý nhà nước là một ngành nghề được đánh giá mang tính nhân văn bởi nó trực tiếp giúp ích cho đời sống và chất lượng cuộc sống của người dân

Quản lý nhà nước dưới góc độ của khoa học quản trị “là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đến các quá trình, quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của công dân, thông qua các hoạt động: hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra và sử dụng các nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu của nhà nước, thực hiện có hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, duy trì sự tồn tại và phát triển của nhà nước, phát triển kinh tế – xã hội và phục vụ đắc lực người dân”.

Ngành Quản lý nhà nước là một ngành nghề được đánh giá mang tính nhân văn bởi nó trực tiếp giúp ích cho đời sống và chất lượng cuộc sống của người dân. Giúp cho nền kinh tế của nước nhà vững vàng và phát triển , Phục vụ đắc lực cho  người dân có  cuộc sống bình yên và xã hội trật tự hơn.

Triển Vọng Việc Làm Rộng Mở Không Giới Hạn

Ngành Quản lý nhà nước mở ra cho bạn rất nhiều cơ hội đáng quý. sinh viên tốt nghiệp ngành Quản lý nhà nước hoàn toàn có khả năng ứng tuyển làm hành chính công  đúng với ngành nghề trong các cơ quan nhà nước, từ cơ quan địa phương cho tới thành phố  hoặc làm  nhân sự, nhân viên văn phòng….. ở các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài.

gành Quản lý nhà nước mở ra cho bạn rất nhiều cơ hội đáng quý. sinh viên tốt nghiệp ngành Quản lý nhà nước có cơ hội làm tại các cơ quan nhà nước hoặc tại các doanh nghiệp nước ngoài.

Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản lý  nhà nước có thể đảm nhận việc làm ở các vị trí sau:

  • Làm quản lý, chuyên gia hành chính từ các cơ quan khu vực công và tư nhân.
  • Công chức, viên chức: Với ngành Quản lý nhà nước bạn có thể tham gia công việc Công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành (sở, ban, ngành, phòng, ban, trung tâm...), cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp các cấp. Tùy thuộc vào trình độ chuyên môn bạn có thể thi tuyển tại các cơ quan chính quyền nhà nước, ban ngành ở các cấp từ trung ương, địa phương.
  • Cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong hệ thống chính trị, cơ quan đảng, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội, lực lượng vũ trang.
  • Nhân viên văn phòng hành chính. tổng thư ký, chuyên viên văn phòng, nhân viên văn phòng - hồ sơ trong các cơ quan, tổ chức, công ty.
  • Làm việc trong bộ phận tư vấn và tổng quát hoá, người giúp việc cho lãnh đạo, quản lý cơ quan, tổ chức.
  • Các nghiên cứu quản lý nhà nước và các giáo sư trong các trường cao đẳng, đại học, trung tâm nghiên cứu và học viện.
  • Trợ lý lãnh đạo, bộ phận tham mưu các cấp.

Sự Cấp Thiết Phát Triển Nguồn Nhân Lực Quản Lý Nhà Nước Việt Nam

Việc nghiên cứu, tìm hiểu vai trò quản lý của nhà nước trong phát triển các vấn đề kinh tế xã hội của đất để từ đó phát hiện các hạn chế, tồn tại về cơ chế quản lý, chính sách nhằm kịp thời có các giải pháp hoàn thiện vai trò quản lý nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội là vấn đề hết sức cần thiết.

Từ thập niên 1980, phát triển kinh tế bền vững là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Sau hơn 35 năm đổi mới toàn diện đất nước, đặc biệt từ khi đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xu hướng phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam đã bắt đầu hình thành và đạt kết quả khả quan. Nền kinh tế Việt Nam đã khởi sắc, duy trì tốc độ tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ. Các vấn đề xã hội như tạo việc làm, nâng cao thu nhập, chính sách tiền lương, chính sách xóa đói giảm nghèo được quan tâm giải quyết,… Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, Việt Nam đang phải đối diện với nhiều thách thức, hàng loạt vấn đề nảy sinh từ phát triển kinh tế bền vững. Điều đó đòi hỏi cần phải huy động tổng thể các nhân tố phục vụ mục tiêu phát triển nhằm phát huy tích cực, khắc phục những hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế ở nước ta, trong các nhân tố đó, việc phát huy vai trò của Nhà nước đối với phát triển kinh tế là vai trò quyết định.

Sự thay đổi về đối tượng quản lý, , phạm vi quản lý đòi hỏi quản lý nhà nước cần phải thực sự thích ứng, thậm chí đi trước một bước trong các hoạt động.

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia, trong đó có lĩnh vực quản lý nhà nước. Sự thay đổi về đối tượng quản lý, , phạm vi quản lý đòi hỏi quản lý nhà nước cần phải thực sự thích ứng, thậm chí đi trước một bước trong các hoạt động. Thể chế quản lý nhà nước cần phải được đổi mới để tạo hành lang pháp lý thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát triển các sản phẩm số hóa, trí tuệ nhân tạo, quản lý các giao dịch trên môi trường số, quản lý thông minh, quản lý điện tử.

Do đó, cần xây dựng  các cơ quan, đơn vị và đội ngũ công chức làm công tác quản lý nhà nước về chính sách xã hội có đủ phẩm chất, năng lực, bởi vì đây là lực lượng có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và kết quả thực hiện chính sách xã hội. Đồng thời, các cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên, tổ chức, doanh nghiệp và người dân cần nâng cao năng lực bổ sung, hoàn thiện, xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về chính sách xã hội; kết hợp công tác tuyên truyền, phổ biến, thực hiện và kiểm tra chính sách, đảm bảo cho chính sách xã hội được triển khai có hiệu quả trong thực tế cuộc sống.