Ngành Quản lý Đất đai là gì? Tìm hiểu về ngành Quản lý Đất đai hiện nay
Cùng với sự phát triển của thị trường bất động sản, các hoạt động liên quan đến đất đai ngày càng đa dạng, phong phú. Các hoạt động chuyển nhượng, cho thuê đất,… diễn ra hàng ngày trong đời sống từ đất nông nghiệp, đất ở, đất sản xuất công nghiệp, kinh doanh thương mại, dịch vụ….Các nguồn tài nguyên và các tính chất của đất đai cần thiết được quản lý chúng có thể được sử dụng và tránh sự hoang phí hay không. Quản lý đất đai dẫn đến việc đề ra các quyết định và việc hoàn thiện các quyết định đó về đất đai
Ngành Quản Lý Đất Đai Là Gì?
Quản lý đất đai là ngành học đào tạo kỹ sư có kiến thức quản lý hành chính nhà nước về lĩnh vực đất đai bao gồm:
- Khai thác, quản lý bền vững nguồn tài nguyên đất
- Đo đạc, thiết kế bản đồ, vận dụng luật đất đai trong giải quyết tranh chấp, tư vấn, khiếu nại về quản lý đất
- Đánh giá, quy hoạch và sử dụng đất đai
- Quy hoạch đất đai trong sản xuất nông nghiệp
- Định giá đất và kinh doanh bất động sản
- Ứng dụng công nghệ trong quản lý đất đai
- Thống kê, quản lý và khai thác, phát triển quỹ đất
Quản lý đất đai là ngành học đào tạo kỹ sư có kiến thức quản lý hành chính nhà nước về lĩnh vực đất đai
Tìm Hiểu Về Ngành Quản Lý Đất Đai Hiện Nay?
1. Những kiến thức chuyên môn ngành Quản lý Đất đai sinh viên cần sẽ nắm:
- Nắm vững kiến thức cơ bản về công nghệ địa chính, các nguyên tắc, quy trình, kế hoạch sử dụng đất
- Hiểu được các quy định chính sách của nhà nước về quản lý đất đai cũng như các thủ tục hành chính liên quan
- Hiểu được những kiến thức cơ bản nhất về đầu tư, kinh doanh, có khả năng đo vẽ, chỉnh lý và thành lập nên các bản đồ trong chuyên ngành quản lý đất đai
- Thực hiện đúng quy trình, thủ tục đăng ký đất đai, lập, cập nhật, chỉnh lý và quản lý hồ sơ địa chính
- Có khả năng thống kê, kiểm kê đất đai các cấp; lập được phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
- Đánh giá được tiềm năng đất đai, hiện trạng sử dụng đất và xây dựng phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch đô thị và khu dân cư
- Các môn học chuyên ngành như Đại cương về quản lý nhà nước, Pháp luật Tài nguyên và Môi trường, Trắc địa cơ sở, Bản đồ địa chính, Đất và bảo vệ đất…cùng với những kiến thức thực tế, được thực hành thực tế, học các kỹ năng mềm nhằm phục vụ tốt nhất cho công việc sau này.
Đánh giá được tiềm năng đất đai, hiện trạng sử dụng đất và xây dựng phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch đô thị và khu dân cư
2. Những tố chất phù hợp ngành Quản lý Đất đai
Để học làm việc và thành công trong ngành Quản lý đất đai bạn cần có những tố chất và kỹ năng sau đây:
- Có kỹ năng lập kế hoạch
- Kỹ năng giải quyết vấn đề
- Tạo lập được mối quan hệ
- Giao tiếp tốt, có khả năng thuyết trình tốt
- Biết học và tự học, học hỏi những người đồng nghiệp đi trước
- Có tầm nhìn xa trông rộng
- Có sự tự tin và năng động
- Biết chấp nhận thử thách và tìm tòi
- Có tính kiên trì, nhẫn nại
- Nắm vững được chuyên môn, biết đo đạc hợp lý.
Để học làm việc và thành công trong ngành Quản lý đất đai bạn cần có những tố chất và kỹ năng
3. Cơ hội việc làm ngành Quản lý Đất đai
Sinh viên ngành Quản lý đất đai sau khi tốt nghiệp có đủ kiến thức để thức sức với một số vị trí công việc như sau:
Cán bộ quản lý tại Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Xây dựng các tỉnh thành phố, Sở Tài chính; Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Quản lí đô thị các quận, phòng Tài chính huyện, thị xã
- Chuyên viên địa chính tại Bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính
- Làm việc tại cục Quản lí đất đai, Viện Nghiên cứu Quản lí đất đai, Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ, Viện Quy hoạch thiết kế nông nghiệp, Viện Nông hóa thổ nhưỡng, Hội Trắc địa bản đồ Việt Nam; Hội Khoa học đất; Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn
- Cán bộ Địa chính – Xây dựng, thanh tra xây dựng tại các xã, phường, thị trấn
- Giảng viên ngành Quản lí đất đai, Địa chính tại trường đại học, cao đẳng, trung cấp
- Cán bộ quản lý tại Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Xây dựng các tỉnh thành phố, Sở Tài chính; Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Quản lí đô thị các quận, phòng Tài chính huyện, thị xã
- Chuyên viên tại các công ty đo đạc thành lập bản đồ
- Làm việc tại các trung tâm tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch quy hoạch và sử dụng đất
- Trung tâm định giá đất, môi giới và giao dịch bất động sản