CÔNG NGHỆ Y DƯỢC VIỆT NAM

Chương trình

Cao đẳng    7  Trung cấp    5  Ngắn hạn    7 

Nhóm ngành

Y Dược Học    12  Chăm sóc sắc đẹp    6  Wellness sức khỏe và tinh thần    4 

Trường

Trường Cao Đẳng Công Nghệ Y - Dược Việt Nam    14  Trường Trung Cấp Công Nghệ Y Khoa Trung Ương    6  Trường Cao Đẳng Công Nghệ Ngoại Thương Trường Trung Cấp Ngoại Thương

Bảng tin

Thông báo Thông tin
Thông tin tuyển sinh ngành Y

CAO ĐẲNG Y SĨ ĐA KHOA

Y sĩ đa khoa bậc CAO ĐẲNG duy nhất tại VN

Y SỸ Y HỌC CỔ TRUYỀN (Đông Y)

Chương trình danh giá bậc nhất hiện nay

CAO ĐẲNG DƯỢC

Cao Đẳng Dược Chính Quy

Y SĨ ĐA KHOA - BẬC CAO ĐẲNG

Ngành liên thông trực tiếp lên bác sĩ y khoa

CAO ĐẲNG ĐIỀU DƯỠNG

Cao đẳng ngành điều dưỡng chính quy

Phục Hồi Chức Năng

Đào tạo chuyên viên Phục Hồi Chức Năng

CAO ĐẲNG Y SĨ ĐA KHOA

Chương trình vừa mới ban hành 2023

CAO ĐẲNG Y SĨ ĐA KHOA

Chương trình đầu tiên và duy nhất tại VN

CHĂM SÓC SẮC ĐẸP

Cao đẳng ngành chăm sóc sắc đẹp

Y SĨ ĐÔNG Y

Nghề danh giá bậc nhất hiện nay

XÉT NGHIỆM Y HỌC

Ngành kỹ thuật xét nghiệm Y học

Ngành Nghề Dinh Dưỡng Là Gì? Ngành Dinh Dưỡng Nghiên Cứu Về Vấn Đề Gì?

Những năm gần đây, dinh dưỡng ngày càng chứng minh được tầm quan trọng của mình, đặc biệt trong thời điểm dịch bệnh bùng phát con người càng nhận thức được vai trò của dinh dưỡng. Trước thực tế đó  mỗi người ngày càng quan tâm tới việc bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, ngành dinh dưỡng học đã dần trở nên quan trọng đối với đời sống xã hội. Chính vì vậy, Ngành Dinh dưỡng trở thành một ngành học thu hút rất nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ. 

Ngành Dinh Dưỡng là gì?

Ngành Dinh dưỡng (Nutrition) là ngành chuyên nghiên cứu về các chất dinh dưỡng, thực phẩm và mối liên hệ với sức khỏe, sinh trưởng, sinh sản và bệnh tật của cơ thể. Chế độ ăn uống của một sinh vật, phụ thuộc phần lớn vào độ ngon của thức ăn và dinh dưỡng sức khoẻ từ nó.

Dinh dưỡng là việc cung cấp các chất cần thiết (theo dạng thức ăn) cho các tế bào và các sinh vật để hỗ trợ sự sống. Nó bao gồm các hoạt động ăn uống; hấp thu, vận chuyển và sử dụng các chất dinh dưỡng; bài tiết các chất thải

Ngành Dinh dưỡng  là ngành chuyên nghiên cứu về các chất dinh dưỡng, thực phẩm và mối liên hệ với sức khỏe, sinh trưởng, sinh sản và bệnh tật của cơ thể.

Dinh dưỡng ngành học cung cấp những kiến thức dinh dưỡng từ cơ bản đến chuyên sâu gồm dinh dưỡng cộng đồng, dinh dưỡng lâm sàng, dinh dưỡng tế bào…Từ đó có thể hiểu được tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với sức khỏe con người cũng như cơ chế, cách hấp thu và chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong cơ thể.

Ngành Dinh Dưỡng Nghiên Cứu Về Vấn Đề Gì?

Chuyên gia dinh dưỡng là các chuyên gia y tế chuyên về dinh dưỡng con người, lập kế hoạch bữa ăn, kinh tế, và các chuẩn bị cần thiết. Họ được đào tạo để đưa ra những lời khuyên về chế độ ăn uống an toàn, dựa trên các bằng chứng, cũng như quản lý cá nhân (về sức khỏe, bệnh tật). Các chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng là những chuyên gia y tế tập trung cụ thể vào vai trò của dinh dưỡng trong các bệnh mãn tính, bao gồm phòng ngừa và khắc phục bằng cách giải quyết những thiếu hụt dinh dưỡng trước khi phải sử dụng tới thuốc.

Chuyên gia dinh dưỡng là các chuyên gia y tế chuyên về dinh dưỡng con người, lập kế hoạch bữa ăn, kinh tế, và các chuẩn bị cần thiết.

Nhiều vấn đề sức khỏe có thể được ngăn ngừa hoặc giảm nhẹ nếu có một chế độ ăn uống lành mạnh. Ngược lại, chế độ ăn uống nghèo nàn có thể dẫn đến tác động bất lợi tới sức khỏe, gây ra các bệnh như scurvy, chứng suy dinh dưỡng ở trẻ em, các vấn đề đe dọa tới sức khỏe như béo phì, hội chứng trao đổi chất và các bệnh mãn tính có hệ thống như bệnh tim mạch,tiểu đường, và loãng xương.

Công việc của chuyên gia dinh dưỡng thường bao gồm:

  • Thu thập thông tin, theo dõi, đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh;
  • Lập kế hoạch can thiệp, truyền thông, giáo dục, hướng dẫn cộng đồng việc lựa chọn thực phẩm, xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh để phòng ngừa bệnh tật;
  • Xây dựng quy trình chăm sóc và tư vấn dinh dưỡng cho bệnh nhân;
  • Tham gia tổ chức, thực hiện và giám sát hoạt động dinh dưỡng tại bệnh viện, cơ sở kinh doanh dịch vụ thực phẩm;
  • Giám sát quy trình bảo quản, chế biến, vận chuyển và phân phối thực phẩm tại các cơ sở chế biến nhằm đảm bảo an toàn;
  • Phòng ngừa và khắc phục được tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng của bệnh nhân trước khi phải sử dụng thuốc.

Công việc của chuyên gia dinh dưỡng

Phân hạng chức danh nghề nghiệp dinh dưỡng

Theo thông tư liên tịch số 28/2015/TTLT-BYT-BNV, ngày 7/10/2015, chức danh nghề nghiệp dinh dưỡng được phân thành 3 hạng là:

  • Dinh dưỡng hạng II: Chủ trì việc xây dựng, tổ chức thực hiện các quy định, quy trình, phác đồ; kiểm tra, giám sát, truyền thông, giáo dục và tư vấn, chỉ đạo tuyến về dinh dưỡng, an toàn thực phẩm tại bệnh viện và cộng đồng. Cán bộ dinh dưỡng hạng II phải tốt nghiệp thạc sĩ trở lên hoặc chuyên khoa cấp 1 về chuyên ngành dinh dưỡng, đồng thời phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dinh dưỡng hạng II;
  • Dinh dưỡng hạng III: Tổ chức thực hiện các quy định, quy trình và phác đồ dinh dưỡng; kiểm tra, giám sát, truyền thông, giáo dục và tư vấn, chỉ đạo tuyến về dinh dưỡng, an toàn thực phẩm tại bệnh viện và cộng đồng. Cán bộ dinh dưỡng hạng III phải tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành dinh dưỡng;

Người làm nghề dinh dưỡng là Xây dựng quy trình chăm sóc và tư vấn dinh dưỡng cho bệnh nhân.

  • Dinh dưỡng hạng IV: Thực hiện các quy định, quy trình và phác đồ dinh dưỡng; kiểm tra, giám sát, truyền thông, giáo dục và tư vấn, chỉ đạo tuyến về dinh dưỡng, an toàn thực phẩm tại bệnh viện và cộng đồng. Cán bộ dinh dưỡng hạng IV cần phải tốt nghiệp cao đẳng dinh dưỡng.