CÔNG NGHỆ Y DƯỢC VIỆT NAM

Chương trình

Cao đẳng    7  Trung cấp    5  Ngắn hạn    7 

Nhóm ngành

Y Dược Học    12  Chăm sóc sắc đẹp    6  Wellness sức khỏe và tinh thần    4 

Trường

Trường Cao Đẳng Công Nghệ Y - Dược Việt Nam    14  Trường Trung Cấp Công Nghệ Y Khoa Trung Ương    6  Trường Cao Đẳng Công Nghệ Ngoại Thương Trường Trung Cấp Ngoại Thương

Bảng tin

Thông báo Thông tin
Thông tin tuyển sinh ngành Y

CAO ĐẲNG Y SĨ ĐA KHOA

Y sĩ đa khoa bậc CAO ĐẲNG duy nhất tại VN

Y SỸ Y HỌC CỔ TRUYỀN (Đông Y)

Chương trình danh giá bậc nhất hiện nay

CAO ĐẲNG DƯỢC

Cao Đẳng Dược Chính Quy

Y SĨ ĐA KHOA - BẬC CAO ĐẲNG

Ngành liên thông trực tiếp lên bác sĩ y khoa

CAO ĐẲNG ĐIỀU DƯỠNG

Cao đẳng ngành điều dưỡng chính quy

Phục Hồi Chức Năng

Đào tạo chuyên viên Phục Hồi Chức Năng

CAO ĐẲNG Y SĨ ĐA KHOA

Chương trình vừa mới ban hành 2023

CAO ĐẲNG Y SĨ ĐA KHOA

Chương trình đầu tiên và duy nhất tại VN

CHĂM SÓC SẮC ĐẸP

Cao đẳng ngành chăm sóc sắc đẹp

Y SĨ ĐÔNG Y

Nghề danh giá bậc nhất hiện nay

XÉT NGHIỆM Y HỌC

Ngành kỹ thuật xét nghiệm Y học

Ngành Luật là gì? Học ngành Luật ra trường làm công việc gì?

Trong xu thế hội nhập toàn cầu, xu hướng nghề nghiệp và nhu cầu sử dụng lao động ngành Luật của Việt Nam trong những năm gần đây rất lớn. Trong tất cả các lĩnh vực từ kinh tế đến văn hóa, giáo dục cũng như khoa học, công nghệ, môi trường đều cần có hiểu biết nhất định về pháp luật và những người am hiểu luật trình độ cao. Tuy nhiên, với nguồn nhân lực như hiện nay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cho các Doanh nghiệp. Chính vì điều đó, Ngành Luật hiện nay đang thu hút đông đảo các bạn trẻ theo học bởi đây là một ngành học có nhiều tiềm năng phát triển nghề nghiệp trong tương lai.  

Trong xu thế hội nhập toàn cầu, xu hướng nghề nghiệp và nhu cầu sử dụng lao động ngành Luật của Việt Nam trong những năm gần đây rất lớn.

Vậy "Ngành Luật” là gì? Ra trường làm công việc gì?", Hy vọng, những thông tin dưới đây không chỉ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành Luật, mà hơn hết, sẽ là cơ sở quan trọng để bạn chọn cho mình một ngành nghề phù hợp, hướng đến một tương lai thành công. 

NGÀNH LUẬT LÀ GÌ? TÌM HIỂU VỀ NGÀNH LUẬT.

1. Ngành Luật là gì?

Ngành Luật là hệ thống các quy tắc được tạo ra và được thi hành thông qua các tổ chức xã hội hoặc chính phủ để điều chỉnh hành vi của xã hội. Người học sẽ sẽ được trang bị nhiều kiến thức về vận dụng, thực hành các quy định pháp luật vào đời sống, kinh doanh, quản lý,…. Nghề luật được sử dụng để chỉ nghề nghiệp của những người có kiến thức pháp luật nhất định, đang thực hiện các công việc liên quan đến các mặt khác nhau của đời sống pháp lý tại toà án, viện kiểm sát, văn phòng luật sư, cơ quan công an, cơ quan thi hành án, cơ quan công chúng và một số bộ phận trong các cơ quan hành chính nhà nước, các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước.

Ngành Luật là hệ thống các quy tắc được tạo ra và được thi hành thông qua các tổ chức xã hội hoặc chính phủ để điều chỉnh hành vi của xã hội.

2. Tìm hiểu về ngành Luật.

  • Luật (tiếng Anh là Law) hay Luật học là một thuật ngữ để chỉ chung các ngành khoa học nghiên cứu về pháp luật. Một thuật ngữ có nghĩa tương đương với thuật ngữ này là khoa học pháp lý.
  • Luật học được hiểu rộng hơn so với Khoa học pháp lý, bao gồm cả các hoạt động học tập trong nhà trường hay các cơ sở đào tạo, nghiên cứu về pháp luật. Ở cấp độ khái quát chung nhất, Luật học bao gồm tất cả các hoạt động nghiên cứu, học tập về pháp luật trong mọi chuyên ngành: luật kinh tế, luật dân sự, luật hình sự, luật lao động, luật so sánh....
  • Ngành Luật cung cấp kiến thức Luật bao quát ở hầu hết các lĩnh vực. Không chỉ riêng kiến thức về Luật kinh tế, Luật tài chính, Luật thương mại; ngành Luật học còn cung cấp kiến thức về luật hôn nhân gia đình, quy định chung về tài sản, thừa kế, luật hình sự phần tội phạm, luật môi trường, tội phạm học, bồi thường hợp đồng, tranh chấp thương mại, khiếu nại, tố cáo, khoa học về điều tra hình sự, quyền con người, quyền công dân....

Luật (tiếng Anh là Law) hay Luật học là một thuật ngữ để chỉ chung các ngành khoa học nghiên cứu về pháp luật.

3. Ngành Luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

Cùng với sự phát triển nền kinh tế cũng như đất nước ngày càng hiện đại hơn, các quan hệ xã hội phát sinh ngày càng nhiều hơn, đa dạng, phức tạp hơn, đòi hỏi phải được điều chỉnh bằng pháp luật chặt chẽ, chính xác hơn, dẫn đến số lượng quy phạm pháp luật ngày một nhiều hơn và các ngành luật mới lần lượt được hình thành, phát triển để chúng ta có thể giải quyết được các xung đột, tranh chấp, mâu thuẫn,…một cách dễ dàng hơn. Một việc khi được giải quyết dựa trên pháp luật thì dĩ nhiên là phải tuân thủ theo những gì mà luật đã ban hành.

Một việc khi được giải quyết dựa trên pháp luật thì dĩ nhiên là phải tuân thủ theo những gì mà luật đã ban hành.

Ngành Luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm:

  • Luật Hiến pháp: luật hiến pháp là hệ thống những văn bản, quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội quan trọng, phổ biến nhất gắn với việc tổ chức, thực thi quyền lực  của pháp luật.
  • Luật Hành chính: luật hành chính bao gồm toàn bộ những quy định pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức, thực hiện những hoạt động chấp hành, điều hành của nhà nước trên toàn bộ lĩnh vực khác nhau.
  • Luật Tố tụng Hình sự: là toàn bộ những quy định pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử và phát sinh trong giai đoạn kiểm sát việc điều tra, truy tố, xét xử những vụ án hình sự.
  • Luật Hình sự: bao gồm hệ thống những quy định pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội để xác định những hành vi nguy hiểm cho xã hội được xác định là tội phạm, đồng thời đặt ra những quy định pháp luật quy định về hình phạt đối với những người thực hiện hành vi phạm tội đó.
  • Luật Tố tụng Dân sự: là hệ thống gồm những quy định pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh giữa cơ quan tư pháp là tòa án, viện kiểm sát, đương sự và những người tham gia tố tụng khác trong suốt quá trình giải quyết vụ án dân sự.
  • Luật Dân sự: gồm toàn bộ những quy định pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội mang tính chất hàng hóa, tiền tệ và một số quan hệ nhân thân dựa trên nguyên tắc bình đẳng, độc lập giữa các chủ thể khi tham gia vào quan hệ dân sự.
  • Luật Kinh tế: gồm toàn bộ những quy định pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh trong suốt quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh giữa những doanh nghiệp với nhau và giữa doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước.
  • Luật Hôn nhân và Gia đình: gồm toàn bộ những quy định pháp luật điều chỉnh quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân phát sinh do phát sinh quan hệ hôn nhân giữa nam và nữ.
  • Luật Tài chính: gồm toàn bộ những quy định pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh khi thực hiện hoạt động trong lĩnh vực tài chính.
  • Luật Lao động: gồm toàn bộ những quy định pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh giữa người sử dụng lao động và người lao động...

HỌC NGÀNH LUẬT RA TRƯỜNG LÀM CÔNG VIỆC GÌ?

Học luật ra làm gì? Nói tới Luật chúng ta thường nghĩ rằng học luật đồng nghĩa với việc trở thành luật sư. Tuy nhiên, học ngành luật, Ngoài luật sư và làm việc trong các tòa án hoặc các cơ quan nhà nước, mà còn có thể làm luật sư cho các công ty, doanh nghiệp,tổ chức tư nhân, tư vấn luật… thậm chí bạn có thể mở công ty luật của riêng mình hoặc trở thành một nhà báo.

Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập nền kinh tế quốc tế. Kéo theo đó là sự hình thành vô số công ty lớn nhỏ trong nước cũng như nước ngoài. Tuy nhiên, Theo thống kê, sự thiếu hụt nhân lực ngành Luật tại các công ty và các doanh nghiệp ngày càng nhiều. Chính vì điều đó đã gây ra cơ khát nguồn nhân sự tư vấn, am hiểu  về Luật  để giải quyết những vấn đề khó khăn trong công ty, doanh nghiệp. Ngoài ra, hiện nay nhân lực nước ta còn thiếu nhiều nhân lực có trình độ  và có ngoại ngữ bao gồm luật sở hữu trí tuệ, luật kinh doanh thương mại kinh tế, luật đầu tư, luật thương mại quốc tế,… Do đó, nhu cầu về ngành luật sẽ rất lớn, tạo cơ hội việc làm dồi dào với mức lương hấp dẫn.

Thêm vào đó, làm việc trong ngành Luật cũng đồng nghĩa với việc bạn có rất nhiều cơ hội để tự khẳng định bản thân, phát triển khả năng độc lập. Một trong những xu hướng được ưu tiên lựa chọn hiện nay chính là thành lập văn phòng luật sư của riêng mình. Tuy nhiên, ngành luật luôn có yêu cầu cao về kiến thức chuyên môn cũng như các kỹ năng mềm. Để thăng tiến trong công việc cũng cần có năng lực và kinh nghiệm. Vì thế, bạn phải không ngừng trau dồi kiến thức, phát triển bản thân.

Nhu cầu về ngành luật rất lớn, tạo cơ hội việc làm dồi dào với mức lương hấp dẫn.

Một số nghề nghiệp trong ngành Luật:

Thẩm phán:

Thẩm phán làm việc tại tòa án, được quyền nhân danh Nhà nước để xét xử các vụ án, quyết định những hình thức xử lý thích hợp với các hành vi vi phạm pháp luật. Khi thẩm phán đã ra phán quyết, những người có liên quan phải thực hiện nghiêm túc, nếu không sẽ có cơ quan nhà nước cưỡng chế thi hành.

Kiểm sát viên:

Kiểm sát viên làm việc tại Viện Kiểm sát, bảo vệ lợi ích của Nhà nước và lợi ích công cộng. Vai trò của kiểm sát viên thể hiện rõ nét nhất trong lĩnh vực tội phạm hình sự. Kiểm sát viên có quyền đưa một vụ phạm pháp ra xem xét để xử lý, ra lệnh bắt giữ, tham gia điều tra vụ án, truy tố tội phạm. Tại phiên tòa xét xử án hình sự, kiểm sát viên làm rõ các hành vi phạm tội (buộc tội) và đề xuất hình phạt thích hợp. Còn trong phiên tòa xét xử các loại án khác, kiểm sát viên có chức năng kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật của mọi người, kể cả thẩm phán.

Luật sư:

Luật sư có hai mảng công việc chính: Bảo vệ quyền lợi của khách hàng tại tòa án trong các vụ án hình sự, dân sự và hành chính,...; Tư vấn pháp luật và các dịch vụ pháp lý khác theo yêu cầu của khách hàng.

Khác với thẩm phán và kiểm sát viên, luật sư hành nghề tự do, không thuộc biên chế của cơ quan Nhà nước. Luật sư không được Nhà nước trả lương mà có thu nhập từ các khoản thù lao do khách hàng trả. Để hành nghề, luật sư có thể thành lập các văn phòng luật sư hoặc công ty luật hợp danh.

Công chứng viên:

Công chứng viên làm việc tại các phòng công chứng, cung cấp dịch vụ công. Nhiệm vụ chủ yếu của họ là xác nhận tính hợp pháp của các giao dịch trong xã hội, xác nhận chữ ký của cá nhân, công chứng các bản sao từ nguyên gốc (bản chính), các bản dịch từ tiếng nước ngoài...

Chấp hành viên:

Chấp hành viên làm việc tại các cơ quan thi hành án dân sự. Khi toà án đã ra phán quyết mà một hoặc nhiều bên liên quan không chịu chấp hành, chấp hành viên (bằng các hình thức mà Nhà nước cho phép) buộc họ phải thực hiện nghĩa vụ của mình.

Ngoài ra còn có một số nghề khác trong lĩnh vực pháp luật như:

  • Chuyên viên pháp lý: là những người có bằng cử nhân luật, tham gia các công việc liên quan đến luật pháp tại các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức...
  • Cố vấn pháp lý: là người cố vấn cho ban lãnh đạo cơ quan về các vấn đề chính sách, pháp luật...
  • Giáo viên, giảng viên luật: giỏi chuyên môn luật và có khả năng về sư phạm, bạn có thể trở thành giảng viên luật tại các trường đại học, cao đẳng hoặc giáo viên môn giáo dục công dân tại các trường trung học phổ thông.
  • Cán bộ nghiên cứu pháp luật: nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến luật pháp, giúp những người xây dựng pháp luật có thể viết được các đạo luật hay, phù hợp; giúp những người thi hành pháp luật áp dụng các quy định pháp luật một cách linh hoạt.
  • Điều tra viên: công tác trong cơ quan công an, tiến hành các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để khám phá ra những tình tiết của các vụ án hình sự.
  • Thư ký toà án: là người giúp thẩm phán những công việc cần thiết trong việc xét xử các vụ án.
  • Thẩm tra viên: làm việc tại các toà án nhân dân tối cao, chuyên nghiên cứu hồ sơ các vụ án đã được xét xử, đề xuất với lãnh đạo xem xét lại các bản án của tòa án cấp dưới.