Kế toán cần có những tố chất gì?Hiện nay có các loại Kế toán nào
Tình hình kinh tế trong và ngoài nước đang diễn ra mạnh mẽ, các công ty, doanh nghiệp ngày càng được thành lập và mở rộng, các hoạt động được liên kết với nhau ngày một chú trọng. Vì vậy, ngành Kế toán là một bộ phận không bao giờ thiếu trong bất cứ các doanh nghiệp hay tổ chức nào. Bộ phận kế toán đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực quản lý kinh tế, từ phạm vi quản lý ở từng đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp cho đến phạm vi quản lý của toàn bộ nền kinh tế.
Bộ phận kế toán đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực quản lý kinh tế, từ phạm vi quản lý ở từng đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp cho đến phạm vi quản lý của toàn bộ nền kinh tế.
Ngành Kế Toán Cần Có Những Tố Chất Nào?
- Thích học Toán cùng với những môn có liên quan đến kiến thức Toán
Kế toán là ngành học liên quan đến những con số, phải thực hiện tính toán rất nhiều. Nếu các không thích Toán và các môn sử dụng kiến thức toán học thì làm sao bạn có thể theo đuổi ngành học như Kế toán?
Việc học tốt môn toán giúp bạn có tư duy logic, nhanh nhạy hơn. Điều này vô cùng hữu ích cho những người làm các công việc liên quan tới con số như ngành Kế toán. Học giỏi toán thì việc làm chứng từ, sổ sách trong kế toán sẽ trở nên đơn giản, chính xác và nhanh chóng hơn.
- Tính cẩn thận
Một trong những tố chất cần có để học ngành Kế toán đó là sự cẩn thận. Đây cũng là yếu tố quan trọng nhất của một người học ngành Kế toán nói chung.
Một kế toán viên phải thường xuyên làm việc với sổ sách, chứng từ – những thứ phản ánh được tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của công ty. Mỗi “con số” đều mang tính pháp lý và có liên quan tới pháp luật. Bởi thế, cẩn thận là điều bắt buộc phải có khi làm sổ sách, thống kê, báo cáo và giữ gìn các sổ sách, chứng từ.
Sự tỉ mỉ, chu đáo khi học và hành nghề Kế toán rất quan trọng. Mỗi một chi tiết, một con số, một nghiệp vụ hay quá trình đều cần phải thực hiện cẩn thận bởi chỉ một sai lầm nhỏ là đủ để gây ra những hậu quả khó lường.
Một trong những tố chất cần có để học ngành Kế toán đó là sự cẩn thận. Đây cũng là yếu tố quan trọng nhất của một người học ngành Kế toán nói chung.
- Trung thực và ham học hỏi
Kế toán chính là người nắm rõ nhất tình hình hoạt động của công ty. Họ được trực tiếp tiếp xúc với sổ sách, chứng từ, tài chính. Hãy tưởng tượng: nếu như kế toán gian dối thì rất dễ xảy ra tình trạng thất thoát, biển thủ, ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì vậy, một trong những tố chất cần có để học ngành Kế toán chính là sự trung thực.
Người theo học kế toán phải liên tục học hỏi những người đi trước, tìm kiếm thêm tài liệu về chuyên ngành để nâng cao kỹ năng và có thêm kinh nghiệm.
- Có đam mê
Khi mới học kế toán, bạn sẽ gặp phải nhiều khó khăn, thử thách, nếu không yêu nghề thì rất dễ bỏ cuộc.
Những công việc như thu nhập chứng từ, ghi sổ, làm báo cáo, thống kê,…đòi hỏi bạn phải có khả năng quan sát tốt, linh hoạt, làm việc cẩn thận, tỉ mỉ. Nếu các bạn là người thích bay nhảy, muốn được giao tiếp nhiều, vi vu mọi nơi thì nên cân nhắc trước khi chọn theo học ngành này.
Các Loại Kế Toán Hiện Nay?
- Kế toán công
Là người làm kế toán trong doanh nghiệp hay cơ quan Nhà nước. Một điểm đặc biệt ở kế toán công là họ không làm việc trực tiếp với các vấn đề tài chính của doanh nghiệp, mà thay vào đó họ làm việc với chủ thể của các tổ chức xã hội.
- Kế toán tài chính
Công việc của kế toán tài chính sẽ xoay quanh các vấn đề về tài chính bao gồm: theo dõi, phân tích các số liệu tài chính. Từ đó, lập ra các báo cáo để phản ánh tình hình khó khăn hay thuận lợi của doanh nghiệp.
- Kế toán quản trị
Là người chịu trách nhiệm quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo các mục tiêu này đạt được hiệu quả cao nhất. Những thông tin tài chính mà kế toán quản trị cung cấp sẽ giúp ban lãnh đạo dễ dàng đánh giá và đưa ra quyết định nhanh chóng hơn.
Các loại Kế toán hiện nay: kế toán công, kế toán quản trị, kế toán tài chính, kế toán chi phí, kế toán dự án,...
- Kế toán chi phí
Là vị trí kế toán giữ vai trò ghi chép, kiểm soát hoạt động, kiểm soát chiến lược và thực hiện các chi phí có liên quan đến việc hoàn thành mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là người có trách nhiệm điều chỉnh, cân đối chi phí để mang lại lợi nhuận cao nhất.
- Kế toán dự án
Đối với các nhà thầu công trình xây dựng, họ sẽ cần nhân sự kế toán dự án để quản lý tài chính giúp mình. Công việc của kế toán dự án bao gồm việc chuẩn bị hồ sơ công trình, theo dõi chi phí dự án và giải trình khi dự án hoàn thành.
- Kế toán xã hội
Là người giữ vai trò thống kê, cập nhật và báo cáo những tác động kinh tế xã hội của doanh nghiệp với cộng đồng. Thông thường, những báo cáo của kế toán xã hội sẽ được đính kèm với báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp.
Kế toán pháp y
Đây là người dùng nghiệp vụ kế toán để điều tra các trường hợp kiện tụng, các dấu hiệu bất thường diễn ra trong hoạt động thương mại, tài chính của doanh nghiệp.
Kiểm toán
Công việc của Kiểm toán là thu thập và xác minh tính chính xác của số liệu báo cáo, từ đó xác định được tính hợp lý của thông tin. Đồng thời, chỉ ra những mặt hạn chế và biện pháp khắc phục, cải thiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.